Game bài tiến lên miền Nam là một trong những game bài “hot” và được nhiều người chơi nhất trong cổng game Bigfun. Trò Tiến lên miền nam với cách chơi đơn giản nhưng đầy cuốn hút, ngày càng được đông đảo game thủ yêu mến và ủng hộ.
Không giống như Tiến lên miền Bắc, luật chơi của game TLMN thoáng và đơn giản hơn nhiều. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng khiến TLMN được phổ biến rộng rãi hơn trên khắp các vùng miền cả nước.

Lịch sử
Ai là người đầu tiên nghĩ ra cách chơi này, và khi nào thì quả thật hiện chưa có nghiên cứu nào đề cập tới; chỉ biết rằng trò chơi này rộ lên vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX
Luật định chơi bài
Các lá bài
Trò chơi sử dụng bộ bài Tây tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Giá trị (độ mạnh) của các quân bài phụ thuộc trước tiên vào số, nếu 2 quân bài cùng số thì sẽ so sánh theo chất. Xếp hạng “độ mạnh” giảm dần theo số và chất như sau:
- 2 (heo) > A (xì) > K (già) > Q (đầm) > J (bồi) > 10 > 9 > 8 > 7 > 6 > 5 > 4 > 3.
- ♥ (cơ) > ♦ (rô) > ♣ (chuồn) > ♠ (bích).
Vì vậy:
- lá ♥2 (heo cơ) là lá bài lớn nhất trong trò chơi
- lá ♠3 (ba bích) là lá bài nhỏ nhất trong trò chơi
- lá ♣10 (mười chuồn) lớn hơn lá ♠10 (mười bích).
Kết hợp
Các kết hợp đơn giản
- Khi so sánh các nhóm (đôi, sám cô, sảnh,..) bài với nhau, giá trị của nhóm được định đoạt bởi giá trị của quân bài mạnh nhất trong nhóm. Ví dụ:
- Bộ đôi: Trong cách chơi miền Bắc phải cùng màu: ♦5♥5 thắng ♦4♥4. Trong cách chơi miền Nam không cần cùng màu: ♦5♣5 thắng ♦4♥4.
- Bộ ba: Cả miền Bắc và Nam đều như nhau: ♠5♦5♥5 thắng ♠4♦4♥4.
- Sảnh: Trong cách chơi miền Bắc phải cùng chất ♥J♥Q♥K thắng ♥8♥9♥10. Trong cách chơi miền Nam tính cả: ♥Q♦K♠A thắng ♣10♦J♥Q (♠A thắng ♥Q) hoặc ♦5♠6♣7 thắng ♥5♥6♠7 (♣7 thắng ♠7).
Các kết hợp đặc biệt
Hàng có khả năng đánh thắng đặc biệt gọi là chặt, chẳng hạn bốn đôi thông hay tứ quý có thể chặt đôi heo và ba đôi thông có thể chặt được một heo. Khi đó, người chặt sẽ được thưởng & người bị chặt sẽ bị phạt. Hàng cũng có thể bị thối khi người có hàng về bét mà vẫn còn hàng trên tay (sẽ bị phạt)
Luật chung
Đây là kiểu chơi giải phóng bài, nghĩa là ai hết bài trước thì thắng.
Ván khởi đầu: là ván bắt đầu cuộc chơi, hoặc là ván bắt đầu chơi lại khi có người “tới trắng”. Trong ván khởi đầu, ai sở hữu lá ♠3 (ba bích) thì được ra bài đầu tiên, nhưng lượt ra bài này phải có lá ♠3 trong đó. Những ván đầu không được về lăng hoặc cướp cái. Những ván không phải ván khởi đầu thì người thắng ván trước được ra bài đầu tiên.
Lượt bài (còn gọi là vòng bài): Một người thực hiện việc ra bài đầu tiên, người được quyền ra một kiểu kết hợp tùy ý (Rác, đôi, ba hay sảnh). Lần lượt theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (chiều tay phải), các người chơi khác có quyền đè bài người bên trái mình. Bài người ra sau phải cùng kiểu kết hợp và lớn hơn bài người trước mới được coi là đè bài (cùng kiểu nghĩa là cùng là rác, đôi, sảnh… trừ trường hợp “chặt” heo). Trong cùng một lượt bài, việc đè bài có thể xảy ra trong nhiều vòng chứ không bó hẹp 1 vòng duy nhất nên một người có thể đè nhiều hơn 1 lần. Tuy nhiên, nếu người chơi bỏ lượt ở vòng trước thì ở vòng tiếp theo của lượt hiện tại người chơi không được quyền đè nữa. Quyền đè bài chỉ được khôi phục khi lượt bài mới được thực hiện.
Nếu không có ai ra bài để đè được một người ở lượt bài hiện tại, người đó sẽ thực hiện quyền đánh lượt/vòng bài mới, với bất kỳ kiểu kết hợp bài nào họ muốn. Nếu người ra bài cuối cùng ấy đã hết bài (đã tới) mà 3 người còn lại không ai bắt được lượt bài này thì người gần nhất bên phải họ được ra bài bất kỳ (luật này gọi là “hưởng sái” đối với người ngồi kế). Mỗi khu vực, mỗi vùng miền có luật chơi riêng, tùy vào sự thỏa thuận ban đầu của những người chơi. Nếu có 4 cây heo trong bộ thì chia lại bài. Nếu tới cuối bộ bài mà người chơi lại có lá bài 2 thì họ sẽ về bét.
Kiểu miền Nam
Tới trắng
Là 1 kiểu thắng (tới) rất đặc biệt: Thắng ngay sau khi chia bài (không cần đánh), khi người chơi có một bộ quân đặc biệt nào đó, chẳng hạn có tứ quý heo.
(Có nơi quy định thêm 2 trường hợp của tới trắng là: có đếm heo hoặc không. Đếm heo (đúng ra là đếm heo & hàng) nghĩa là những người thua nếu có heo, hàng thì sẽ tính là bị thối & bị phạt cho người tới trắng. Vì tới trắng đếm heo được thưởng nhiều hơn nên yêu cầu phải khắt khe hơn, theo nghĩa xác suất xảy ra là khó hơn. Chẳng hạn 6 đôi thì tới trắng không đếm heo, còn 6 đôi thông thì tới trắng có đếm heo)

Khi người chơi có một trong các bộ quân đặc biệt sau họ sẽ được tới trắng:
- Tại các ván khởi đầu:
- Tứ quý 3
- 3 đôi thông có ♠3
- 4 đôi thông có ♠3
- 3 sám cô 444,555,666
- 4 sám cô 444,555,666,777
- 3 tứ quý 4444,5555,6666
- 5 đôi 1 sám 33,66,88,99,JJ,AAA
- 5 đôi thông 1 sám 44,55,66,77,88,JJJ
- Tại các ván khác:
- Tứ quý heo: ♥2♦2♣2♠2.
- 5 đôi thông: ♥5♠5♦6♥6♦7♣7♥8♣8♥9♦9
- 6 đôi thông: ♦9♥9♦10♣10♥J♣J♥Q♦Q♥K♦K♣A♠A
- 6 đôi bất kì: ♥3♣3♦5♥5♥6♠6♣8♠8♣9♦9♣Q♠Q hoặc ♥3♦3♣3♠3♥5♦5♣5♠5♥8♣8♦10♠10
- Sảnh rồng: ♥3♣4♦5♥6♥7♠8♦9♠10♣J♦Q♣K♥A
- 12 lá bài cùng màu ♣♠ (đen) hoặc ♥♦ (đỏ)
- Thùng phá sảnh rồng: 3 bích ♠3♠4♠5♠6♠7♠8♠9♠10♠J♠Q♠K♠A
Cháy bài
- Một người chơi nào đó chưa đánh ra được một lá bài nào trong lúc người khác đã đánh hết bài (trừ khi thắng trắng), sẽ bị “thua cóng”. Người này sẽ bị phạt thua 2 lần tiền cược và bị kiểm bài, đếm số lượng “heo”, “hàng” còn trên bài để phạt thêm. Người ăn cóng là người tới nhất.
Luật quy định:
- “Cóng” 1 nhà xét bài, hai người còn lại vẫn tiếp tục chơi để tranh vị thứ 2,3.
- ”Cóng” 2 nhà xét bài,người còn lại về nhì và không xét đền
- “Cóng” 3 nhà: Lúc này sẽ xét đến việc “đền bài”. Nguyên tắc xét đền bài: Khi đến lượt mình, có bài đánh được mà không đem ra đánh thì bị đền bài. Như vậy người thua nhì cũng có thể bị đền bài. Ai bị “đền bài” sẽ phải bị phạt thay cho cả “làng”. Nghĩa là người tới nhất sẽ vẫn được thưởng 1 lượng điểm như trong trường hợp không có ai đền bài. Tuy nhiên hai người còn lại (không đền bài và cũng không tới nhất) sẽ không được thưởng & không mất gì. Ở ván sau, người đền bài sẽ được đi trước (ra bài đầu tiên).
- Còn một cách tính khác là 1 nhà bị cóng cũng như cả làng. Nghĩa là:
- “Cóng” 1 nhà (một người bị “cóng”): thì nhà bị cóng đền tới trắng cho nhà được cóng rồi đền luôn cho 2 nhà còn lại rồi qua ván.
- “Cóng” 2 nhà: thì 2 nhà bị cóng đền tới trắng nhà được cóng rồi đền luôn nhà còn lại rồi qua ván.
- “Cóng” 3 nhà: lúc này cả ba nhà đền tới trắng rồi qua ván khác.
- Đền bài là khi 1 người có bài đánh chặn mà không muốn đánh để người khác bị cóng thì sẽ bị “đền bài”.
Chú ý các quân đen hết 1 đỏ sẽ ăn trắng